Phòng tránh và điều trị Bệnh ho gà ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Bệnh ho gà ở trẻ em, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh ho gà ở trẻ em và trẻ sơ sinh không khác gì mấy so với bệnh cảm cúm thông thường, nếu người chăm sóc trẻ thiếu kiến thức thì đây là nguy cơ gây hại co trẻ.

Bệnh ho gà rất nguy hiểm nếu chúng ta biết sớm được cốt lõi của bệnh ho gà thì việc phòng ngừa và điều trị bệnh sẽ dễ dàng và thuận lợi đi rất nhiều.

Các bệnh hô hấp ở trẻ em thường mang lại nỗi lo sợ cho các bệnh phụ huynh. Bệnh hô hấp nào không chữa trị kịp thời cũng tạo nên những biến chứng khó lường và nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Bạn đang xem: Phòng tránh và điều trị Bệnh ho gà ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Trong số đó, có lẽ nguy hại nhất đó chính là bệnh ho gà ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Những thống kê cho thấy: Hàng năm có tới hàng triệu người mắc bệnh ho gà trên thế giới. Trong số đó các ca tử vong do bệnh ho gà chiếm tỉ lệ cũng khá cao.

Trẻ em và trẻ sơ sinh là một trong những đối tượng có thể dễ bị ho gà nhất. Chúng cũng là những đối tượng tử vong nhiều nhất, đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi.

Bệnh ho gà là bệnh hô hấp dễ lây lan ra thành dịch viêm đường hô hấp, rất nguy hiểm cho cộng đồng.

Bệnh ho gà ở trẻ em, nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh ho gà ở trẻ em, nguyên nhân và cách điều trị

Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thêm về bệnh ho gà để có khiến thức cơ bản nhất để phòng cho bé yêu nhà mình nhé.

Biểu hiện thường gặp của bệnh ho gà ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Thời kỳ khởi phát của ho gà – ủ bệnh từ 7-10 ngày

– Trẻ em thường xuất hiện những cơn ho nhẹ, sau đó ho nhiều hơn, hắt hơi, chảy nước mũi, sốt nhẹ.

– Trẻ ăn kém, hay nôn trớ.

– Ngủ ít hơn, mệt mỏi

– Thở nhanh và khó thở.

Biểu hiện thường gặp của bệnh ho gà ở trẻ

Giai đoạn phát triển và biến chứng:

– Sau 7- 10 ngày bé ho nặng dần theo từng cơn và kéo dài cả tháng nếu không điều trị.

– Những cơn ho kéo dài, ho rũ rượi không ngừng đến nôn ọe, khiến bé chảy nước mắt, nước mũi.
Khi hít thở có những tiếng rít như tiếng kêu ở gà, âm thanh này nghe rõ hơn về ban đêm.

– Các cơn ho có thể xuất hiện khi trẻ cười, đang nói chuyện, đang ăn, đang uống nước, ngáp,…. Có thể ho sặc sụa, liên hồi.

– Sau cơn ho trẻ có thể bị suy hô hấp, mặt đỏ bừng tím tái, bệnh nhân có thể có nguy cơ chết vì bị ngẹt thở. Cuối mỗi cơn ho do khí quản bị hẹp nên có tiếng rít, nhiều đờm dãi tháo ra ngoài.

– Đặc biệt trẻ sơ sinh bị ho gà thường rất nặng, có nhiều biến chứng xấu nếu không cấp cứu kịp thời.

Nếu trẻ ho gà mà kèm theo 1 số biểu hiện sau thì trẻ đã bị ho nặng:

  • Ăn uống kém, nôn nhiều.
  • Cơn ngừng thở kéo dài.
  • Co giật
  • Viêm phổi

Nguyên nhân của bệnh ho gà gây ra là

– Vi trùng Bordetella pertussis là tác nhâ gây ra bệnh ho gà ở trẻ; một chứng ho tương tự nhưng nhẹ hơn do Bordetella parapertussis nhưng không phải ho gà.

– Do hệ miễn dịch của trẻ kém, do lây nhiễm từ môi trường bên ngoài hoặc từ nguồn bệnh trên cá thể khác.

– Thời tiết thất thường nhiều độ ẩm trời nóng hay hanh khô lạnh hoặc thời tiết bình thường cũng là điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn Bordetella pertussis sinh sôi nảy nở.

– Ho gà ở trẻ sẽ nguy hiểm khi không được phòng và điều trị kịp thời

– Ho gà là căn bệnh nguy hiểm và biến chứng rất nhanh đặc biệt ở môi trường thuận lợi, môi trường khói bụi, thuốc lá, có mùi hóa chất là nguyên nhân gây cho bé bị ho nặng.

Khói bụi, thuốc lá là nguyên nhân khiến trẻ bị ho gà nặng
Khói bụi, thuốc lá là nguyên nhân khiến trẻ bị ho gà nặng

– Bệnh ho gà gây biến chứng viêm phổi, xuất huyết kết mạc, thiếu oxi nào, viêm não nếu không điều trị kịp thời.

– Rất nhiều bệnh nhi ho gà suy hô hấp tử vong do suy hô hấp, không đủ oxi.

Các phương pháp điều trị ho gà ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Một số trẻ mắc ho gà thể nhẹ như: Số cơn ho ít, cơn ho ngắn theo đợt, ho không liên hồi, trẻ vẫn ăn uống bình thường, trong cơn ho không tím mặt không khó thở. Trường hợp này thì mẹ có thể chăm sóc tại nhà, nhưng đặc biệt lưu ý và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho con.

Luôn vệ sinh sạch sẽ không gian phòng của bạn, nơi trẻ sinh sống, tranh ô nhiễm tiếng ồn, khói thuốc là, bụi bẩn, mùi hóa chất.

Đặc biệt tránh xa những đồ vật, vật dụng dễ gây kích thích ho cho trẻ như: phấn rôm, phấn thơm, lông động vật và các đồ dùng khác có thể gây bụi.

Duy trì cho trẻ bú sữa mẹ để đảm bảo sức đề kháng tốt nhất. Đối với trẻ lớn hơn hoặc đang ăn dặm: cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, ăn ít một, chia làm nhiều bữa, ăn đồ ăn có tính ấm để giảm thiểu các cơn ho.

Khi trẻ khò khè có đờm dãi thì hãy hút và vệ sinh ngay cho con sau đó nhỏ bằng nước muối sinh lý natri clorid 0,9%

Chỉ định: Tinh dầu minh khang sẽ hỗ trợ trong việc điều trị bệnh ho đờm cho trẻ rất tốt, giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.

Đối với trẻ lớn hơn (người lớn) thì vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối pha loãng.

Cần cách ly trẻ bị bệnh ho gà riêng biệt với những đứa trẻ khác để tránh lây lan bệnh, đeo khẩu trang cho trẻ bị ho để giảm dịch lây lan ra cộng động.

Cho trẻ uống nhiều nước hơn, không cho uống nước lạnh, nước đá và đồ uống có gas

Tăng sức đề kháng tự nhiên cho bé, phòng trừ tái mắc bệnh ho gà

Đưa trẻ đi khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ
Đưa trẻ đi khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ

Đi khám cho trẻ định kỳ theo sự hướng dẫn của Bác sĩ và phải duy trì phương pháp điều trị.

Với bệnh ho gà đã biến chứng các mẹ phải đưa bé vào viện luôn để bác sỹ chỉ định và kê thuốc.

Ho gà có còn là nỗi lo của cộng đồng và các bậc phụ huynh

Lịch sử từ thời thế kỷ 12 đã có mô tả chứng bệnh ho gà, đến năm 1578 thì Guillaume de Baillou liệt kê về căn bệnh rõ ràng hơn. Vi trùng B. pertussis được Jules Bordet và Octave Gengou tìm ra năm 1906, sau đó họ bào chế được vắc-xin ngừa hệnh ho gà. Toàn bộ genome của B. pertussis (gồm 4.086.186 cặp base) được xác định năm 2002

Tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà cho trẻ là biện pháp đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất lên tới 90%. Chính vì vậy hãy cho trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh này theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa (thông thường ở tháng thứ 4).

Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhi đã tiêm vắc xin phòng bệnh nhưng vẫn bị khi đợt dịch bùng phát. Vì vậy, ngoài việc tiêm vắc xin mẹ còn liên tục phải tăng sức đề kháng tự nhiên cho bé.

Tiêm vắc xin và tăng sức đề kháng cho trẻ
Tiêm vắc xin và tăng sức đề kháng cho trẻ

Một sức đề kháng tự nhiên vững chắc cùng với vắc xin phòng bệnh ho gà sẽ là bức tường thành bảo vệ an toàn cho bé yêu nhà mình.

Có rất nhiều cách để tăng sức đề kháng tự nhiên cho trẻ như : cho trẻ bú sữa mẹ, ăn uống đủ chất, thường xuyên giúp tập luyện thể dục cho bé, ….

Tuy nhiên đối với những trẻ có tiền sử bị những bệnh hô hấp khác hoặc sức đề kháng hiện tại quá kém thì các cách trên khó có thể cho mẹ nhìn thấy được thay đổi trong sức đề kháng của bé.

Mẹ nên tăng cường sức đề kháng cho bé bằng các hoạt chất có khả năng kích thích sự phát triển sức đề kháng từ bên trong.

Nguồn tham khảo bệnh ho gà từ:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho_gà

Trên đây là bài chia sẻ về bệnh ho ga ở trẻ am, hy vọng bài viết này hữu ích cho các bạn, chúc gia đình bạn luôn khỏe mạnh.

Chuyên mục: Tinh tức

Nguồn: https://tinhdauminhkhang.com/

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icons8-exercise-96 chat-active-icon